Động từ là gì? Có bao nhiêu loại động từ trong ngữ pháp tiếng Anh cơ bản? Cách sử dụng chúng như thế nào trong câu? Cùng tìm hiểu chi tiết về động từ trong tiếng Anh nhé!
I – ĐỘNG TỪ LÀ GÌ?
Động từ là một từ hoặc từ loại thể hiện một hành động hoặc trạng thái của thực thể. Động từ thường được tìm thấy sau chủ ngữ trong câu. Nó cho biết chủ thể làm hành động gì hoặc chủ thể đang ở trạng thái nào.
Ví dụ:
• Lisa sings beautifully. (hành động)
• Sarah won the lottery. (hành động)
• The children look disappointed. (trạng thái)
II – CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH
1. Động từ giới hạn và không giới hạn
Động từ giới hạn là loại động từ đi với chủ ngữ và thể hiện thì. Mỗi câu đều có một động từ giới hạn, động từ này còn được gọi là động từ chính.
Ví dụ:
• Michelle is hopeful. (Trong câu này, “is” là động từ giới hạn vì nó đi với chủ ngữ “Michelle” và thể hiện thì hiện tại đơn.)
• They baked cookies. (Trong câu này, “baked” là động từ giới hạn vì nó đi với chủ ngữ “They” và thể hiện thì quá khứ đơn.)
Ngược lại, động từ không giới hạn không thể hiện thì và không theo sau chủ ngữ. Có 3 dạng động từ không giới hạn: danh động từ (gerund), nguyên thể (infinitive), và phân từ (participle).
Gerund là một động từ thêm -ing và có chức năng như một danh từ.
Ví dụ: Cindy enjoys travelling in the Philippines. (Trong câu này, “enjoys” là động từ giới hạn, trong khi đó “travelling” là động từ không giới hạn.)
Infinitive là một động từ dạng nguyên thể. Nó thường bắt đầu với “to”
Ví dụ: Suzy wants to eat sushi. (Trong câu này, “wants” là động từ giới hanj, trong khi đó “to eat” là động từ không giới hạn.)
Participle là một động từ theo sau dạng phân từ hiện tại (kết thúc bằng -ing) và phân từ quá khứ (thường kết thúc bằng -ed). Nó hoạt động như một tính từ hoặc trạng từ.
Ví dụ:
• The broken vase still looks beautiful. (Trong câu này, “broken” là một tính từ).
• Working overtime for two days, Mark felt ill. (Trong câu này, “working overtime for two days” cho thấy là một trạng từ trong khi “working” là động từ không giới hạn).
2. Động từ chỉ hành động (Action Verbs)
Một động từ chỉ hành động cho chúng ta biết chủ ngữ trong câu làm gì hoặc thực hiện những gì. Nó có thể được phân loại là ngoại động từ hoặc nội động từ.
Ngoại động từ (Transitive verb) là động từ cần tân ngữ để tiếp nhận hành động. Chúng ta có thể dùng câu hỏi “What” để kiểm tra sự cần thiết của tân ngữ trong câu.
Ví dụ: The manager discussed the new rules in the department. (“What did the manager discuss?” – Điều này nói lên rằng cần có một tân ngữ cho động từ “discussed”. Vì vậy, “rules” là một tân ngữ).
Nội động từ (Intransitive verb) là động từ không cần tân ngữ cho một câu hoàn chỉnh.
Ví dụ: Belinda waited patiently. (Động từ “waited” đã hoàn chỉnh một câu và không cần tân ngữ để tiếp nhận. Hành động có thể hoàn thành bởi chính chủ ngữ.)
3. Động từ liên kết (Linking Verb)
Như cái tên, động từ liên kết là động từ đóng vai trò liên kết hoặc kết nối giữa chủ ngữ và thông tin bổ sung về chủ ngữ. Động từ liên kết không mô tả một hành động.
Động từ to be như am, is, are, was, were… là động từ liên kết.
Ví dụ: Jay is friendly. (Jay = friendly)
Động từ chỉ giác quan (Ví dụ: look, seem, feel, smell, appear) và các động từ hành động khác có thể hoạt động như động từ liên kết.
Ví dụ:
• The garden remained gorgeous even after the storm. (garden = gorgeous).
• She feels tired. (She = tired)
4. Trợ động từ (Auxiliary Verbs)
Trợ động từ là động từ đi kèm với động từ chính. Nó thường giúp chỉ ra thì, thời gian và khả năng xảy ra. Do đó, một trợ động từ cũng được gọi là động từ trợ giúp. Trợ động từ bao gồm các động từ be, have, và do.
Lưu ý: Đừng nhầm lẫn “be” vốn được sử dụng như động từ liên kết và động từ bổ trợ. Khi be là động từ liên kết, nó đóng vai trò là động từ chính trong câu. Còn khi be là động từ trợ, nó đóng vai trò là động từ phụ đi kèm với động từ chính.
Ví dụ:
• They are watching a movie. (“Are” là trợ động từ của động từ chính “watching”)
• She has eaten breakfast. (“Has” là trợ động từ của động từ chính “eaten”)
• Don’t travel without your passport. (“Don’t” là trợ động từ của động từ chính “travel”)
5. Động từ tình thái (Modal Verbs)
Động từ tình thái là một động từ phụ bổ sung ý nghĩa cho động từ chính. Nó thường thể hiện nghĩa vụ, khả năng, lời khuyên, sự cần thiết, yêu cầu, sự cho phép. Động từ tình thái bao gồm: can, could, may, might, will, would, shall, should, and must.
Ví dụ:
• Terrence can swim very well. (khả năng)
• I might take a vacation in Sri Lanka after the pandemic. (khả năng)
• You should see a doctor if you don’t feel well. (lời khuyên)
III – CÁC DẠNG ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH
Động từ được phân loại theo hai dạng: Động từ thường và động từ bất quy tắc. Dạng động từ được nhận biết thông qua thì quá khứ và quá khứ phân từ của chúng.
1. Động từ thường (Regular Verbs)
Hầu hết các động từ đều ở dạng thông thường. Với động từ thường, chúng ta thêm -d hoặc -ed vào cuối động từ để tạo thành thì quá khứ và quá khứ phân từ.
Ví dụ:
Động từ nguyên thể | Quá khứ | Quá khứ phân từ |
ask | asked | asked |
believe | believed | believed |
call | called | called |
2. Động từ bất quy tắc (Irregular Verbs)
Các động từ bất quy tắc như tên gọi, chúng không tuân theo một quy tắc hoặc khuôn mẫu cụ thể nào. Khi chuyển sang thể quá khứ hoặc quá khứ phân từ, một số từ có thể thay đổi cách viết trong khi một số từ có thể giữ nguyên.
Vậy là bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về động từ trong tiếng Anh rồi phải không nào? Hãy cùng ghi nhớ các điểm chính về động từ nhé.